Ads 468x60px

Pages

Mẹo Hay Trị Mụn

Subscribe:

BÀI VIẾT MỚI

12 CHÒM SAO

THỜI TRANG

CHIA SẺ

KHÁM PHÁ

SỨC KHỎE

GÓC TRÁI TIM

Mẹo Làm Đẹp

Mẹo Nấu Nướng

BÀI MỚI NHẤT

XÃ HỘI

TIN ẢNH

Dịch Văn Bản

Theo dõi

NHỊP SỐNG TRẺ

TIN SHOWBIZ

LÀM ĐẸP

Blogroll

Follow us on Facebook

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Suy Niệm Chúa Nhật 14 Thường Niên

Hiền Lành Trong Lòng
Bài đọc 1 của ngày Chúa Nhật hôm nay biểu lộ niềm vui mừng của dân Israel khi tiên tri Dacaria nói với họ rằng: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy nhảy mừng; hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy reo mừng!” Lời đáp ca cũng là lời ca khen chúc tụng của dân Israel được trích trong sách Thánh vịnh: Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. Lý do để dân Israel vui mừng đã được tiên tri Dacaria nói tới: “Này vua ngươi đến với ngươi. Người là Ðấng công chính và là Ðấng cứu độ; Người khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa mẹ.” Dacaria loan báo Đấng Mêsia Đức Vua sẽ đến “công bố hoà bình cho muôn dân, thống trị từ biển này qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất”. Nhưng vị vua này không phải là vua theo quan niệm người đời. Người không phải là vị vua chiến tranh nhưng là hòa bình. Ngài là vị vua khiêm tốn không ngồi trên lưng ngựa mà ngồi trên lưng lừa con. Ngài là vị vua hiền lành không muốn giết chết mà chỉ muốn cứu sống.
Lời tiên báo của tiên tri Dacaria được chứng thực khi Đức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay đã nói về chính mình rằng: Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. Trước khi bước vào cuộc khổ nạn, hình ảnh Đức Giêsu ngồi trên lưng lừa tiến vào Giêrusalem trong tiếng tung hô của dân chúng: Hoan hô con vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến, càng chứng minh thêm cho lời tiên báo của tiên tri Dacaria.
Một vài phút phân tích về các bài đọc hôm nay như thế, xin mời cộng đoàn cùng suy nghĩ về hai nhân đức hiền lành và khiêm nhường của con người trong đời sống cộng đồng.
Trong tác phẩm “Kỷ luật của siêu việt”, có đoạn viết : Có người hỏi Đức Phật: Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất? Đức Phật nói: Hiền lành là mạnh nhất. Hiền lành là mạnh nhất, có nghĩa là gì ? Tác giả giải thích rằng: Bạn không thể đánh bại được người hiền lành vì người đó không có ham muốn chinh phục, bạn không thể ép buộc được người hiền lành phải là người thất bại bởi vì người đó chưa bao giờ muốn thành công cả, bạn không thể ép buộc người hiền lành phải là người nghèo, bởi vì người đó không có ham muốn là người giầu. Ở một đoạn khác, tác giả trích một câu nói của Lão Tử: “'Không ai có thể đánh bại ta bởi vì ta đã chấp nhận thất bại rồi. Bây giờ làm sao ông có thể đánh bại được người đã thất bại?”.
Xã hội ngày hôm nay, với xu hướng xuất hiện nhiều người say mê quyền lực và muốn khuất phục người khác dưới quyền mình, muốn sai khiến người khác theo ý mình thì quan niệm về sự hiền lành như trên có vẻ nghịch lý. (Kính thưa cộng đoàn) Càng nghịch lý hơn nữa khi sự hiền lành trong kitô giáo được tiên tri Isaia mô tả: Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu.” (Is 53,6-7) Người mà tiên tri Isaia muốn nói tới chính là Đức Giêsu. Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, đã đến chia sẻ kiếp người của chúng ta, Người đã đi đến mức cùng của việc tự hạ : sống chung thân phận với người nghèo khổ, như người tôi tớ rốt hết, và chấp nhận để người ta bắt trói, đánh đập, đóng đinh trên thập giá. Sự hiền lành của Đức Giêsu không phải là sự nhu nhược, dung túng cho những việc làm sai trái của con người, nhưng là sự hiền lành không muốn giết chết mà chỉ muốn cứu sống như lời tiên tri Isaia nói về Đức Giêsu: “Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi” (Mt 12,20) hoặc như chính Đức Giêsu nói về chính mình: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9,13)
          Kính thưa cộng đoàn.
          Là kitô hữu, chúng ta luôn được mời gọi mỗi ngày trở nên giống Đức Giêsu: Tất cả hãy đến với Ta....Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.
Tâm lý tự nhiên ai cũng cho mình là người có khả năng, muốn khẳng định mình, muốn người khác tùng phục mình. Cho nên, sống hiền lành như Chúa Giêsu quả là điều khó khăn. Cho dẫu khó khăn nhưng Kitô hữu vẫn phải sống và thực hiện, không có một nếp sống nào khác cả. Hiền lành theo nghĩa của Kinh Thánh là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo cứng cỏi. Hiền lành phải có cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong thì phải êm ái, hòa nhã, yêu thương, khoan dung, thông cảm. Bên ngoài thì phải nhẹ nhàng, không có hành động cứng rắn hay thô bạo.
Ngày hôm nay, trở nên một con người hiền lành xem ra khó thực hiện nhưng thế giới vẫn cần có những con người hiền lành như Đức Giêsu để ngăn chặn các cuộc xung đột, chiến tranh đang diễn ra trên khắp thế giới. Sự hiền lành của Đức Giêsu rất cần thiết xuất hiện nơi mỗi thành viên trong các gia đình Công giáo để tránh tình trạng bạo hành trong gia đình. Đức tính hiền lành xem ra khó thực hiện nhưng xã hội vẫn cần những con người hiền lành dám tha thứ tất cả, loại bỏ những hiềm khích để cùng nhau xây dựng thế giới, gia đình được đầm ấm, bình an, hạnh phúc.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin giúp chúng con nhận ra giá trị của sự hiền lành trong đời sống gia đình và xã hội, để chúng con biết chạy đến với Đức Giêsu như Người mời gọi: Tất cả hãy đến với Ta.... hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Amen

0 nhận xét:

Đăng nhận xét